Những người có xu hưởng không tin tưởng người khác, luôn nghi ngờ mọi động cơ của người xung quanh thường có niềm tin cực đoan. Họ luôn cho rằng có người nào đó đang tìm cách hãm hại mình. Đây là một trong những nét đặc trưng của rối loạn nhân cách hoang tưởng paranoid. Tuy nhiên, không phải ai có đặc điểm này đều mắc paranoid. Vậy paranoid là gì, cùng thetreehousegallery.org tìm hiểu trong nội dung dưới đây nhé.

I. Rối loạn nhân cách hoang tưởng paranoid là gì?

Paranoid là tình trạng rối loạn sức khỏe tâm thần
Paranoid hay còn gọi là rối loạn nhân cách hoang tưởng, đây là một tình trạng rối loạn sức khỏe tâm thần với những đặc trưng như:
  • Luôn có hành vi như một kẻ kỳ lạ hoặc bất thường khi cư xử với người xung quanh.
  • Luôn nghi ngờ, không tin vào người khác, cho rằng họ muốn hãm hại mình,
  • Đôi khi miễn cưỡng tâm sự với người khác nhưng với nội dung mang tính hận thù, đe dọa.
Những người mắc paranoid có thể nhanh chóng cảm thấy tức giận, ghen ghét, thù địch người khác. Và chỉ khi những đặc trưng về tính cách này trở nên kém linh hoạt, có khả năng làm suy yếu đi chức năng sống và khiến họ cảm thấy đau khổ thì rối loạn nhân cách hoang tưởng mới được các định.
Như vậy có thể hiểu, paranoid đặc trưng bởi xu hướng không tin vào người khác, luôn nghi ngờ hành động, động cơ của mọi người xung quanh.

II. Nguyên nhân gây ra paranoid

Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn nhân cách hoang tưởng hiện chưa được xác định rõ ràng. Bản chất của bệnh tâm thần phần liệt có mối liên hệ giữa các thành viên trong gia đình, do đó có thể liên quan đến yếu tố di truyền.
Thế nhưng, không phải gia đình có thành viên bị tâm thần phân liệt thì sẽ có người mắc chứng paranoid. Và không phải tất cả người bị tâm thần phân liệt sẽ có chứng rối loạn nhân cách hoang tưởng. Paranoid là tình trạng phổ biến và có thể ảnh hưởng đến mọi giới tính, độ tuổi. Bạn có thể kiểm soát rối loạn nhân cách hoang tưởng bằng cách giảm thiếu những yếu tố nguy cơ. Vậy những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc paranoid là gì?
  • Giới tính: nam giới thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nữ giới.
  • Bệnh sử gia đình: paranoid phổ biến hơn ở những người mà gia đình có thành viên tiền sử bị tâm thần phân liệt.
  • Môi trường sống: những chấn thương thời thơ ấu có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc rối loạn nhân cách hoang tưởng.

III. Những triệu chứng của rối loạn nhân cách hoang tưởng

Paranoid khiến người bệnh rất khó làm việc cùng với người khác
Theo các chuyên gia tâm lý, paranoid thường bắt đầu sớm ở độ tuổi trưởng thành và có nhiều dấu hiệu khác nhau. Dưới đây là những triệu chứng phổ biến của rối loạn nhân cách hoang tưởng paranoid.
  • Luôn lo lắng mọi người xung quanh có những hành động bí mật
  • Miễn cưỡng khi phải tâm sự với người khác hoặc tiết lộ thông tin cá nhân do lo sợ thông tin đó sẽ được dùng với mục đích xấu để hãm hại, chống lại mình.
  • Nhạy cảm và luôn nhận về những bình luận, nhận xét tiêu cực về bản thân mình.
  • Không có khả năng để cùng làm việc với mọi người.
  • Tính cách nóng nảy, dễ tấn công người xung quanh, hay giận dữ và tìm mọi cách để trả đũa người khác nhanh chóng.
  • Luôn tỏ thái độ lạnh lùng, có khoảng cách với các mối quan hệ xung quanh, hay ghen tị.
  • Thù dai, không bao giờ tha thứ cho sự tổn thương, sự lăng mạ dù là nhẹ mà người khác gây ra cho bản thân họ.
  • Luôn nghi ngờ về sự chung thủy của vợ chồng, tình bạn cho dù không có bằng chứng nào.
Tuy nhiên, không phải ai nghi ngờ để bảo vệ chính mình là bị paranoid. Chỉ khi những đặc trưng, dấu hiệu trên trở nên kém linh hoạt, làm giảm chức năng sống của họ và khiến họ cảm thấy đau khổ thì mới được xác định là bị rối loạn nhân cách hoang tưởng.

IV. Chẩn đoán, điều trị paranoid như thế nào?

Chắc hẳn sau khi biết được paranoid là gì, không ít bạn đọc sẽ thắc mắc về việc chẩn đoán, điều trị rối loạn nhân cách hoang tưởng như thế nào.

1. Phương pháp chẩn đoán

Bác sĩ sẽ thường chẩn đoán bệnh paranoid dựa vào kết quả đánh giá thể chất, tâm lý bằng cách kiểm tra bệnh sử tâm thần và xét nghiệm. Mặc dù không có phương pháp xét nghiệm cụ thể nào chẩn đoán paranoid, nhưng bác sĩ sẽ sử dụng các xét nghiệm khác để loại trừ bệnh lý gây ra triệu chứng. Nếu không tìm được nguyên nhân, người bệnh cần đến gặp bác sĩ tâm lý để đánh giá rối loạn nhân cách hoang tưởng, mức độ nghiêm trọng của triệu chứng như thế nào.
Các bác sĩ tâm lý sẽ đánh giá sức khỏe toàn diện bằng những câu hỏi liên quan đến tâm lý để xem phản ứng của người bệnh trước những tình huống tưởng tượng. Sau đó sẽ có phác đồ, phương pháp điều trị phù hợp.

2. Biện pháp điều trị

Người bệnh sẽ phải điều trị Paranoid suốt cả đời
Hầu hết những bệnh nhân bị paranoid đều gặp khó khăn trong việc chấp nhận điều điều trị. Nếu người bệnh chấp nhận điều trị, thì liệu pháp hữu ích nhất chính là tâm lý trị liệu và thuốc.
  • Tâm lý: phương pháp điều trị này sẽ tập trung vào việc tăng cường, cải thiện giao tiếp xã hội của người bệnh.
  • Thuốc không phải là phương pháp điều trị paranoid chính. Tuy nhiên, bác sĩ có thể sẽ chỉ định một số loại thuốc như chống lo âu, loạn thần, trầm cảm…
Việc điều trị rối loạn nhân cách hoang tưởng là suốt đời vì không có cách nào chữa khỏi hoàn toàn. Những triệu chứng của paranoid sẽ còn nhưng người bệnh có thể quản lý bằng cách chăm sóc bản thân và sự hỗ trợ từ gia đình.
Những người bệnh nếu không chữa trị sẽ có cuộc sống khó khăn, cản trở khả năng lao động, làm việc và duy trì các mối quan hệ cần thiết.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ paranoid là gì cũng như ảnh hưởng của căn bệnh này đối với sức khỏe, đời sống của người bị. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi thường xuyên để đón những những bài viết hấp dẫn, bổ ích nhất về sức khỏe nhé.